Các Nghề Truyền Thống Ở Ninh Bình

Các Nghề Truyền Thống Ở Ninh Bình

Ở Việt Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu là một số nghề như: nghề gốm, nghề mây tre đan, sơn mài, khảm trai...

Ở Việt Nam có nhiều nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu là một số nghề như: nghề gốm, nghề mây tre đan, sơn mài, khảm trai...

CÁC KIỂU NHÀ TRUYỀN THỐNG Ở TRUNG QUỐC

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bản sắc dân tộc hàng ngàn năm vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Ở những vùng lãnh thổ với khí hậu và địa hình khác nhau, kiến trúc Trung Quốc lại xuất hiện những kiểu nhà bản địa truyền thống khác nhau. Dưới đây là 4 kiểu nhà truyền thống ở Trung Quốc.

Tứ hợp viện là kiểu nhà khép kín có nhiều thế hệ trong gia đình cùng chung sống. Tứ hợp viện bao gồm những căn nhà được tạo bởi bốn gian nhà chữ nhật, bố trí thành hình vuông tạo thành các sân trong. Tứ hợp viện ngăn cách với bên ngoài, tất cả cửa sổ đều mở về hướng sân viện, đây là biện pháp tốt để ứng phó với bão cát lớn tại Bắc Kinh. Tứ hợp viện Khi nhìn trên nhìn xuống, tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn do 4 cái hộp nhỏ tạo thành. Khi nhìn từ mặt phẳng thì nó là một hình vuông ngay ngắn. Mái nhà được thiết kế nhô ra ngoài để tạo bóng mát cho khoảng sân ở giữa. Sân vườn được trồng nhiều cây xanh để liên kết không gian và làm tinh thần con người trở nên thoải mái. Tứ hợp viện ở Bắc Kinh Tứ hợp viện đã trở thành công trình tiêu biểu cho kiến trúc Bắc Kinh.

Thổ Lâu là những ngôi nhà khổng lồ của các dân tộc vùng Phúc Kiến, xây dựng từ thế kỷ 12 đến 19. Mục đích xây dựng ban đầu là để chống lại nạn cướp bóc và tấn công của các thế lực bên ngoài. Các thổ lâu đa phần được xây theo dạng hình vuông hoặc hình tròn. Những bức tường bọc bên ngoài được làm bằng cách nén đất với hỗn hợp đá, tre, nứa, xà gỗ.. dày tới gần 2m. Cổng của thổ lâu là điểm trọng yếu nhất nên gia cố bằng đá và sắt. Thổ lâu có dạng hình vuông hoặc tròn Mỗi thổ lâu chỉ có một lối vào duy nhất và không có cửa sổ. Thổ lâu được xây từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Ở giữa thổ lâu là một khoảng sân, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng. Mỗi nhà cấu trúc dạng này có sức chứa lên đến 800 người. Kiến trúc của các thổ lâu nhìn từ ngoài vào thì khá đơn giản, nhưng bên trong lại được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Hệ thống thổ lâu được xây dựng có khả năng chống động đất tốt và căn phòng trong các thổ lâu đều thông gió tốt và đủ ánh sáng. Bên trong Thổ Lâu Tuy được làm bằng các thứ vật liệu có sẵn ở địa phương và được xây dựng với một kỹ thuật thô sơ, nhưng các thổ lâu có độ vững chắc tương đương với một tòa pháo đài bảo vệ cư dân khỏi nguy hiểm tiềm ẩn từ bên ngoài. Năm 2008, 46 căn Thổ Lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thếgiới.

Diêu động là những ngôi nhà trong hang, được xây dựng từ đất lấy từ sườn đồi. Mỗi hang thường dài 6-8m, rộng 3m và cao 3m. Vì những bức tường dày của hang động nên ngôi nhà tránh được sự khắc nghiệt của khí hậu địa phương. Các phòng được kết nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ. Ở mỗi tình, diêu động sẽ có hình dáng khác nhau tùy vào vị trí địa lý tại nơi đó. Những ngôi nhà truyền thống này được xem là một ví dụ về thiết kế bền vững. Diêu động – những ngôi nhà trong hang

Thạch Khố Môn là một kiểu kiến trúc đặc trưng của người dân Thượng Hải. Nhà thạch khố môn được xây từ vật liệu gỗ và gạch. Các ngôi nhà có diện tích tương đối nhỏ và có độ cao không quá 3 tầng, được xây liền kề nhau tạo thành các dãy nhà. Có thể dễ nhận ra các khu Thạch Khố Môn ở những chi tiết trên cửa, những hoa văn gợi lại những ký ức về kỷ nguyên nhạc Jazz vàng son của Thượng Hải. Thạch Khố Môn – kiểu kiến trúc điển hình ở Thượng Hải[:]

Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.

Một địa điểm checkin khá quen thuộc với các bạn trẻ Hà Nội mỗi dịp cuối tuần đó chính là Làng lụa Vạn Phúc. Làng nghề truyền thống này còn có tên gọi khác là làng lụa Hà Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.

Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm có tiếng tại Hà Thành từ ngàn năm, lụa được dệt từ đây thường được lựa chọn kỹ lưỡng, tỉ mỉ để may trang phục cho vua chúa trong triều đình.

Cho đến ngày nay, trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, trước những biến cố của thời gian, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế- xã hội. Làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét sinh hoạt truyền thống với hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cây đa, giếng nước, sân đình.

Sản phẩm làng nghề vô cùng đa dạng từ lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Tất cả đều được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên được dệt thủ công qua đôi bàn tay của những người thợ làm nghề nên rất mềm mại và bền đẹp.

Ghé thăm làng lụa Hà Đông không chỉ có những đoạn đường check in siêu đẹp và rộng mà du khách còn có cơ hội được tìm hiểu về quá trình dệt vải thủ công.

Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km. Gốm Bát Tràng là thương hiệu gốm nổi tiếng có từ lâu đời, được khách hàng vô cùng yêu thích về cả mẫu mã và chất lượng.

Mỗi dịp cuối tuần hoặc những ngày lễ, có rất đông bạn trẻ đến tham quan, khám phá làng nghề truyền thống này. Ngôi làng vẫn giữ được những nét cổ kính với những bức tường phơi than đan xen những ngôi nhà hiện đại, cao tầng.

Đây cũng là địa điểm check in cực đẹp được các bạn trẻ lựa chọn với Bảo tàng Bát Tràng một công trình kiến trúc độc đáo của người Hà Nội. Ngoài ra, cũng có thể ghé thăm chợ Bát Tràng nơi trưng bày và bán rất nhiều các mặt hàng từ bình dân đến cao cấp.

Với đa dạng các mẫu mã và màu sắc, được làm ra bởi những bàn tay khéo léo của các thợ thủ công của làng nghề rất thích hợp mua làm quà tặng hoặc để trưng bày.

Đến thăm làng gốm Bát Tràng, du khách cũng có cơ hội được tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình dưới sự hướng dẫn của người làm nghề. Tự do sáng tạo và thể hiện khả năng hội họa, sự khéo tay qua tác phẩm của mình và mang nó về làm kỷ niệm. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên khi đến với làng gốm Bát Tràng.

Xem thêm: Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên du lịch tại đây

Làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội trên 30km, nằm ven bên dòng sông Đáy thơ mộng. Nón – hình ảnh quen thuộc gắn với đồng quê Việt Nam, là vật mang nhiều giá trị truyền thống và giá trị tinh thần to lớn của người Việt.

Trước đây, nón là vật dụng thiết yếu thì hiện nay kinh tế phát triển nón không còn được sử dụng nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, làng nghề làm nón tại Làng Chuông vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn giá trị làng nghề truyền thống

Thay vì sản xuất nón lá, người làng nghề còn sản xuất đa dạng các loại nón như nón quai thao, nón lụa, các loại nón để decor trang trí phòng khách, quán cafe, trang trí nội thất, ….

Khi ghé thăm làng nón Chuông vào cuối tuần ngoài việc khám phá các thợ thủ công làm nghề, check in khuôn viên cực thơ và cổ. Du khách còn có cơ hội được tham gia vào phiên chợ bán nón họp vào những ngày cuối tuần

Có địa chỉ tại Ứng Hòa cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 35km, đây là địa điểm check in đang hot rần rần trong thời gian vừa qua. Làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề cổ truyền thống lâu đời nhất ở Hà Nội với tuổi đời lên đến hơn 100 năm.

Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi làng nghề cổ này vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp cổ xưa của làng quê vùng Bắc Bộ. Là nơi cung cấp chính hương phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân Hà thành và cả nước.

Vào dịp Tết, diện tà áo dài thướt tha cùng checkin với những bó hương đủ màu sắc được sắp xếp ngay ngắn, trải xòe to thành những bông hoa đang nở rộ với đa dạng các hình ảnh khác nhau. Chắc chắn sẽ mang đến những bức ảnh mới lạ và độc đáo.

Xem thêm: Du lịch chữa lành giúp cân bằng cuộc sống tại đây

Làng nghề quạt Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm trước. Quạt giấy chính là vật dụng gắn liền với tuổi thơ vào những ngày hè nóng nực. Cả kí ức đẹp ùa về với hình ảnh nằm võng đung đưa được ông bà quạt mát bằng chiếc quạt giấy.

Ngày nay khi điện xuất hiện xã hội phát triển những chiếc quạt giấy gần như bị biến mất và ít sử dụng hơn trước. Tuy nhiên, làng nghề quạt Chàng Sơn vẫn giữ được nghề truyền thống này cho đến tận ngày nay

Đi khắp các ngõ ngách trong làng, nơi đâu cũng thấy những chiếc quạt giấy xòe nan hong khô. Như cách mà người làm nghề nơi đây khẳng định giá trị văn hóa vững bền của những chiếc quạt giấy dù thời gian có thay đổi.

Các sản phẩm quạt đã được những người thợ thủ công nâng tầm. Không chỉ để làm mát mà còn trở thành những món quà tặng, món đồ trang trí có tính thẩm mỹ cao. Vậy nên, nếu có dịp đến với làng nghề quạt Chàng Sơn tham quan và trải nghiệm, đừng ngần ngại mua những chiếc quạt thủ công về làm kỷ niệm nhé.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ giúp các bạn trẻ thêm hiểu và thêm yêu những giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt. Nếu có thời gian hãy thử đến thăm quan và trải nghiệm các làng nghề truyền thống  trên nhé để nuôi dưỡng tự hào về văn hóa Việt

Xem thêm: Tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây