Huấn luyện chó bảo vệ chủ là mong muốn hàng đầu của những người đang sở hữu những dòng chó nghiệp vụ. Chó được huấn luyện thành thục kỹ năng này sẽ trở thành những vệ sỹ bốn chân vô cùng đắc lực cho gia đình. Hiện nay, tình trạng cướp giật xảy ra tràn lan gây ra những hậu quả đáng tiếc, con người ngày càng thờ ơ chạy theo đồng tiền mà đánh mất đi sự văn minh trong cư xử khi có xích mích nhỏ. Do đó, nuôi và dạy chó bảo vệ chủ là một nhu cầu chính đáng và cần thiết. Hãy cùng TRƯỜNG HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 tìm hiểu về cách huấn luyện chó bảo vệ chủ như thế nào, lưu ý khi huấn luyện và sử dụng chó bảo vệ chủ.
Huấn luyện chó bảo vệ chủ là mong muốn hàng đầu của những người đang sở hữu những dòng chó nghiệp vụ. Chó được huấn luyện thành thục kỹ năng này sẽ trở thành những vệ sỹ bốn chân vô cùng đắc lực cho gia đình. Hiện nay, tình trạng cướp giật xảy ra tràn lan gây ra những hậu quả đáng tiếc, con người ngày càng thờ ơ chạy theo đồng tiền mà đánh mất đi sự văn minh trong cư xử khi có xích mích nhỏ. Do đó, nuôi và dạy chó bảo vệ chủ là một nhu cầu chính đáng và cần thiết. Hãy cùng TRƯỜNG HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ 119 tìm hiểu về cách huấn luyện chó bảo vệ chủ như thế nào, lưu ý khi huấn luyện và sử dụng chó bảo vệ chủ.
Việc huấn luyện chó con các mệnh lệnh cơ bản như đứng, ngồi, nằm,… là vô cùng quan trọng. Giai đoạn chó con từ 2 tháng tuổi là dễ dàng và đơn giản nhất để huấn luyện. Càng lớn, chó càng khó huấn luyện hơn.
Chúng tôi đã tổng hợp các hướng dẫn cụ thể cho phần này ra một bài riêng, đọc ngay tại: Tổng hợp A-Z bí kíp huấn luyện chó hiệu quả tại nhà
Bạn đã từng áp dụng nhiều cách huấn luyện chó con khác nhau những vẫn không thành công? Có phải bạn đã bỏ qua bước nào đó theo hướng dẫn? Nếu không, hẳn là bạn đã thiếu sót những nguyên tắc cần thiết dưới đây rồi. Bạn xem thử nhé.
Bước 1: Xác định khu vực đi vệ sinh cho chó con trước khi mang chúng về.
Bước 2: Tạo lịch trình ăn uống cho cún cưng. Dắt chó ra ngoài trong vòng 15 đến 20 phút sau khi ăn.
Bước 3: Sau khi đã có lịch trình ăn uống , bạn bắt đầu lên kế hoạch đi vệ sinh cho chó con.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch đã đề ra, liên kết mệnh lệnh với hành động đi vệ sinh. Khen thưởng khi chúng hoàn thành đúng..
**Lưu ý: lặp đi lặp lại nhiều lần cách huấn luyện này để chó con hình thành thói quen.
Chó bảo vệ chủ khác với chó tấn công. Nó được huấn luyện để cảnh báo, sủa và gầm gừ đe dọa kẻ lạ mặt khi tiếp cận nhà bạn hoặc bạn khi ra đường. Chó bảo vệ chủ là bước đầu tiên của chó tấn công. Có nghĩa là nó sẽ không tấn công khi chưa có lệnh mà biết để ý, cảnh báo mối nguy hiểm cho chủ nhân.
Cần phải dạy và ôn luyện thường xuyên để nó hiểu được nghĩa vụ của nó trong bài huấn luyện. Tức là nó không được phép cắn khi chưa có lệnh của chủ.
Bạn sử dụng hai miếng thịt, tốt nhất là thịt chín. Một miếng bạn để bình thường, một miếng tẩm ướp thật nhiều bột ớt hoặc ngũ vị hương. Miếng thịt bình thường bạn bỏ vào khay đựng thức ăn của cún cưng. Còn miếng thịt tẩm ướp bạn bỏ xuống nền nhà.
Khi chúng ăn phải miếng thịt ở nền nhà đã tẩm ướp gia vị thì sẽ bị khó chịu. Vì bột ớt và ngũ vị hương và nhận ra miếng thịt trong khay ăn mới là đồ ngon, đồ ăn được. Theo thời gian bản năng sẽ giúp cún chỉ ăn thức ăn trong khay. Chúng sẽ sợ ăn đồ ngoài sẽ có hại, gây dị ứng. Tập đi tập lại nhiều lần để tạo thói quen cho cún cưng nhà bạn.
Để chọn nuôi chó có khả năng bảo vệ tốt thì các bạn nên chọn chó Becgie Đức, Becgie Bỉ (Malinois), Becgie Nga, Rottweiler, Pitbull, chó Phú Quốc, chó Đốm, Doberman là những dòng phổ biến hơn cả. Nên mua chó con từ 2 đến 4 tháng tuổi để thiết lập tính thống trị của mình với chú chó, gây dựng mối quan hệ đối xử như thành viên trong gia đình. Biến chú chó trở nên thân thiện, trung thành và nghe lời chủ. Việc này phải được làm hằng ngày để nâng cao tình cảm của chó đối với gia chủ.
Để huấn luyện chó bảo vệ chủ tại nhà hay tại các trường huấn luyện chó chuyên nghiệp thì đều cần quá trình và đúng phương pháp. Trước khi bắt tay vào huấn luyện chó bảo vệ chủ, cần phải nắm vững 7 nguyên tắc vàng cần phải nhớ khi muốn huấn luyện chó thành công. Phương pháp huấn luyện phải khoa học và theo lộ trình, không được nhảy cóc. Chó muốn học thành thục kỹ năng này cần phải là một chú chó đã được huấn luyện lệnh vâng lời cơ bản, biết phục tùng.
Các lệnh vâng lời cơ bản gồm: ngồi, nằm, bò, chào hỏi, bắt tay, lăn trái lăn phải, chạy lại khi gọi tên, đi cạnh chủ.
Chó của bạn sẽ sủa khi nhìn thấy “tác nhân” bên ngoài. Do đó, để giúp chó hết sủa bạn có thể “xử lý” tác nhân bên ngoài mà chó nhìn thấy.
Với trường hợp sủa dai dẳng, cách huấn luyện chó con tốt nhất là phớt lờ và không đáp ứng yêu cầu của chúng. Khi chó đã ngừng sửa, bạn có thể khen thưởng cho chúng để chúng biết rằng im lặng là hành động đúng ngay lúc đó.
Bạn phải dạy chó sủa chứ không để nó muốn sủa là sủa. Bạn phải điều khiển được lệnh sủa của chó đạt tới tầm kêu ngưng là ngưng, sủa là sủa. Để huấn luyện chó sủa bạn xích chú chó lại, nhờ một người là mặt tiếp cận gần bạn. Lúc này theo bản năng chó sẽ sủa. Bạn đứng bên chó, tay cầm xích ra lệnh ngồi và chỉ tay về người lạ và hô lệnh : NGƯNG.
Khi chó ngưng sủa, bạn vuốt ve và thường thức ăn cho chó, khen ngợi :GIỎI
Tiếp tục đứng xa chú chó, tiến lại gần người là và nhờ người lạ giẫm chân thình thịch. Chó lập tức sủa và thủ thế. Bạn tiến lại chú chó lại thực hiện lệnh NGƯNG như trên. Bây giờ, bạn ở bên chú chó. Khi chú chó đã yên lặng thì bạn nhờ người lạ tiếp tục giẫm chân. Ngay khi giẫm chân bạn hô lệnh SỦA. Khen thưởng và động viên chó. Bài tập cần được thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Tiến tới dạy cầm xích và thả xích.
Dùng người nhà ăn mặc khác lạ, đeo khẩu trang để đánh lừa chó tưởng nhầm người lạ để tiện huấn luyện.
Khi bạn dạy thành công chó sủa thì chuyển tiếp sang dạy canh giữ mục tiêu. Bạn xích chú chó lại, ra lệnh chó ngồi và để một túi xách ở đó. Nhờ người lạ tiến tới túi xách để cướp. Chó lập tức theo phản xạ sẽ đứng dậy và sủa. Bạn tiếp tục ra lệnh ngồi cho chó. Bước tiếp theo, bạn đứng cách xa chú chó và thực hiện bước tương tự. Mỗi khi chó đứng thì lệnh nó ngồi xuống và hô CANH GIỮ. Lặp lại nhiều lần chó sẽ thành thục.
Bước tiếp theo là huấn luyện chó ở bên chủ và sủa bảo vệ. Bạn cầm xích chó và để nó bên người. Bạn nhờ người lạ tiến tới đe dọa bạn. Theo các kỹ năng được học thì chó sẽ sủa khi người lạ tiếp cận bạn. Người lạ tiếp cận hướng nào thì bạn di chuyển chó theo hướng che chắn chó bạn. Luân chuyển thay thế liên tục vị trí để chó nắm vững.
Huấn luyện chó bảo vệ chủ rất dễ nhầm lần thành chó tấn công. Bạn thực sự huấn luyện thành công khi chó không tấn công nếu chưa có lệnh của bạn. Nhiệm vụ của nó chỉ giới hạn là sủa, cảnh báo, canh giữ không rời vị trí, đứng chắn và sủa trước các uy hiếp.
Khi bạn đã dạy được chú chó có thần kinh ổn định và vững vàng như vậy thì nên huấn luyện chó tấn công theo lệnh. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách huấn luyện chó tấn công bài bản.
Chó cần được ôn bài mỗi ngày để nó hình thành phản xạ một cách tự nhiên nhất. Đây chính là đỉnh cao trong huấn luyện, không những ôn bài ở riêng từng lệnh mà cần lặp lại tất cả những gì chó được học. Thực hành với chó tại công viên, nơi đông người để chó được xã hội hóa tốt, bên cạnh đó là tăng khả năng bảo vệ cho bạn và gia đình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì liên hệ với trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ 119 để được tư vấn miễn phí các bạn nhé.
Xem thêm: huấn luyện chó Becgie
Có thể bạn quan tâm: huấn luyện chó Rottweiler
Gia đình bạn mới đón một chú chó con thật xinh xắn và đáng yêu về nuôi?. Chú chó con còn nhiều bỡ ngỡ với nơi ở mới? Và chính bạn cũng đang bỡ ngỡ khi chưa có cách huấn luyện chó con phù hợp? Đừng lo lắng quá, bạn hãy tham khảo ngay tại đây để có cách dạy chó con tốt nhất nhé.
Bạn có bao giờ nghĩ đến việc chú chó con của mình rồi một ngày sẽ trở nên thật tinh khôn, bảo gì nghe nấy, luôn biết cư xử đúng mực và thâm chí bảo vệ ngược cho bạn?
Hãy xem xét khóa học cho chó tại Trường huấn luyện chó Thành Tài để rồi một ngày chú chó yêu quý sẽ làm bạn tự hào!