DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Lễ hội khởi động từ tối 22-3 với chương trình kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tại đây có chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố, giao lưu quốc tế và sân chơi văn hóa dân tộc.
Tối 23-3 sẽ là chương trình hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2024, phát động người dân, thanh thiếu nhi sống xanh, bảo vệ môi trường từ 20h - 22h. Sẽ có chương trình trao bảo trợ tài năng trẻ năm 2024, biểu diễn của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng, giao lưu âm nhạc đường phố.
Chương trình nghệ thuật "Thế hệ mới - Thích ứng - Kết nối và chia sẻ" bế mạc lễ hội diễn ra từ 19h ngày 24-3 với phần biểu diễn, giao lưu các nhóm nhạc trong nước và quốc tế.
Ngoài ra còn có phần biểu diễn, giao lưu và tôn vinh các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng. Nghi thức bế mạc và công bố Lễ hội thanh niên 2025 "Chào thành phố 50 năm".
Xuyên suốt lễ hội có nhiều nội dung cùng các không gian: Tuyến đường ánh sáng, Văn hóa trẻ và giao lưu quốc tế, Nghệ thuật - Sáng tạo trẻ, Âm nhạc - Kết nối, Văn hóa ẩm thực, Văn hóa đọc…
Cùng với những suất chiếu phim về lịch sử, truyền thống, ban tổ chức cho biết sẽ chiếu phim Đào, phở và piano phục vụ thanh niên. Dự kiến một số KOL các lĩnh vực sẽ tham dự, lan tỏa thông điệp đến cộng đồng.
Các không gian công nghệ trải nghiệm thế hệ mới, chia sẻ - kết nối và các hội thảo, chuyên đề chia sẻ về các chủ đề văn hóa, kỹ năng, xu hướng công nghệ mới và kinh nghiệm của các chuyên gia trong việc chọn lọc áp dụng công nghệ vào cuộc sống.
Ban tổ chức lễ hội cho biết đến thời điểm này đã có 5 đoàn thanh niên quốc tế đến từ Liên bang Nga, Lào và Malaysia nhận lời đến tham dự lễ hội.
Sáng ngày 26/6/2023 tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố đã diễn ra Chương trình kỷ niệm 10 năm phối hợp, liên tịch tổ chức Học kỳ quân đội giữa Thành Đoàn và Bộ Tư lệnh Thành phố . Đây là dịp tổng kết hành trình 10 năm tổ chức một chương trình rất ý nghĩa dành cho thiếu nhi Thành phố.
Phát biểu tại chương trình, anh Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TPHCM khẳng định mô hình Học kỳ trong quân đội do Thành Đoàn phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố tổ chức đã trở thành một phương thức hiệu quả, thu hút đông đảo các em thanh thiếu nhi tham gia rèn luyện và trưởng thành.
Với khóa học kéo dài từ 6 đến 10 ngày, các em thiếu nhi sẽ được tham gia trải nghiệm về nếp sống trong môi trường quân đội từ cách sinh hoạt, ứng xử cho đến các kỹ năng quân đội như một người lính thực thụ.
Theo anh Ngô Minh Hải, mô hình Học kỳ trong quân đội là sự tiên phong, đi đầu trong tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phong trào, đặc biệt là các hoạt động dành cho thanh thiếu nhi. Từ cách làm của Thành Đoàn và Bộ Tư lệnh TPHCM, đã có nhiều sự phối hợp hơn với các đơn vị lực lượng vũ trang thành phố, đơn vị lực lượng vũ trang trú đóng, kết nghĩa để tổ chức các chương trình, học kỳ dành cho các em mỗi dịp hè về; đồng thời mô hình cũng được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm, học hỏi để triển khai tại đơn vị.
Học kỳ quân đội đã trở thành thương hiệu cho một hoạt động ý nghĩa, giáo dục truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi. Qua 10 năm phối hợp, Thành Đoàn và Bộ Tư lệnh Thành phố đã tổ chức 10 chương trình hoàn toàn miễn phí dành cho hơn 1000 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi có người thân mất do đại dịch Covid-19 và đặc biệt là thiếu nhi là con em của cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành phố. Với những kết quả đạt được, Học kỳ quân đội nói riêng và giải pháp trang bị kỹ năng thực hành xã hội trong môi trường Lực lượng vũ trang nói chung đã được Ban Thường vụ Thành Đoàn trao tặng giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2023.
Anh Nguyễn Hồng Lâm, Phó Giám đốc Nhà Văn hoá Thanh niên, Trưởng Ban tổ chức, Trưởng ban huấn luyện chương trình Học kỳ trong quân đội cho biết các em tham gia học kỳ là thiếu nhi trong độ tuổi từ 12 - 15. Với độ tuổi này, các em còn khá ương bướng, do đó Ban tổ chức xác định nội dung, kỹ năng huấn luyện nằm ở các nhóm: Kỹ năng bổ trợ, sinh hoạt dã ngoại, kỹ năng lửa trại để thích ứng và thực hiện; kỹ năng về tâm sinh lý (hiếu thảo với bố mẹ, kỹ năng viết thư, công tác xã hội, chăm sóc bạn bè đồng trang lứa có hoàn cảnh khó khăn); kỹ năng về quân sự, kiến thức an ninh quốc phòng cơ bản, thông qua đó trang bị các kỹ năng để ứng phó với các tình huống xấu trong cuộc sống.
“Khởi điểm từ năm 2013, qua từng năm, chương trình huấn luyện đã dần dần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Đó là chương trình đã đầu tư nhiều hơn về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho các em, trang bị các kỹ năng thiết yếu giúp các bạn nâng cao khả năng tự lập để ứng phó tốt hơn trong cuộc sống”, anh Lâm cho hay.
Cũng theo anh Nguyễn Hồng Lâm, những năm gần đây, chương trình Học kỳ quân đội có đến 70% thời lượng dành để tương tác trực tuyến với phụ huynh, nhằm kết nối với đơn vị huấn luyện cũng như theo dõi được quá trình con em mình hoà nhập với tập thể như thế nào để có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho các em.
Tiếp nối những thành công đạt được, trong tương lai, Học kỳ quân đội sẽ luôn đổi mới, điều chỉnh các nội dung để tiếp tục là chương trình hiệu quả, ấn tượng, gắn bó với thiếu nhi Thành phố mỗi dịp hè về, phát huy tích cực công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới.
Nguồn: Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Báo Tiền Phong
TTTĐ - Trải qua chặng đường gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, Nhà Văn hóa Thanh niên (NVHTN) TP Hồ Chí Minh luôn là “địa chỉ đỏ”, điểm hẹn sinh hoạt văn hóa, giải trí của giới trẻ; Là nơi học tập và nuôi dưỡng lý tưởng về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của bao thế hệ thanh niên thành phố.
“Địa chỉ đỏ” của phong trào thanh niên
Theo dòng lịch sử, trước giải phóng, địa chỉ số 4 Duy Tân (nay là số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, Quận 1) là trung tâm đấu tranh chính trị của thanh niên, sinh viên, học sinh do Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định trực tiếp lãnh đạo. Đây cũng là nơi khởi phát của các phong trào đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước, đòi tự trị đại học, chống đôn quân bắt lính và là nơi chứng kiến những đêm không ngủ, hát cho dân tôi nghe, đốt lửa căm thù của tuổi trẻ thành phố... Những phong trào này từng gây tiếng vang lớn, lan tỏa khắp mọi nơi và được sự ủng hộ của nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội.
Trong giai đoạn 1963 - 1975, địa điểm số 4 Duy Tân là trụ sở hoạt động của những tổ chức công khai do Thành đoàn lãnh đạo, như: Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn, Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Hội đồng đại diện Sinh viên Sài Gòn, Hội Sinh viên sáng tác, Đoàn Văn nghệ học sinh - sinh viên Sài Gòn; Nơi tổ chức đêm văn nghệ mừng Tết Quang Trung năm 1968…
Trưa 30/4/1975, các mũi tiến công và 5 cánh quân ở nội thành của Thành đoàn đã vào tiếp quản nhà số 4 Duy Tân. Lời hẹn gặp nhau ở số 4 Duy Tân của các cánh quân Thành đoàn, các chiến sĩ của phong trào, những người con yêu thành phố, những người vừa từ nhà tù, từ rừng sâu, từ những nơi trú ẩn bí mật đã kéo về đây.
Sáng 1/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Thành đoàn đã họp phiên đầu tiên. Trụ sở Tổng hội Sinh viên số 4 Duy Tân đã trở thành trụ sở Đoàn trong những ngày đầu giải phóng.
Tháng 9/1975, Ban Thường vụ Thành đoàn đã quyết định chọn số 4 Duy Tân làm Câu lạc bộ Thanh niên. Ngày 15/8/1979, Câu lạc bộ Thanh niên được quyết định nâng cấp thành NVHTN.
Tiếp tục kế thừa truyền thống của số 4 Duy Tân, NVHTN là nơi diễn ra các hoạt động Đoàn, hoạt động văn hóa, thể thao, khoa học kỹ thuật, công tác xã hội, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí cho các thế hệ thanh niên.
Ngày 26/3/1985, Ban Thường vụ Thành đoàn đã ra Quyết định số 79/TV/85 đặt bia truyền thống kỷ niệm tại NVHTN với nội dung: “4 Duy Tân - Trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ” và xếp địa điểm số 4 Duy Tân vào lịch sử truyền thống của Đoàn Thanh niên thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, lúc bấy giờ là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã đến dự và cắt băng khánh thành bia truyền thống này.
Xuyên suốt hành trình xây dựng và phát triển, NVHTN hoạt động luôn gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định theo chủ trương chung của thành phố. Trước giải phóng, đây là nơi tập hợp thanh niên, trung tâm đấu tranh công khai của sinh viên thành phố trong sự nghiệp chống Mỹ. Sau giải phóng, để phù hợp với tình hình mới, NVHTN hướng đến giáo dục lớp trẻ về lối sống, nếp sống mới văn minh, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến thức, thể lực…
Là một trong những đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, ngày nay, NVHTN được xem là điểm đến quen thuộc của các bạn trẻ yêu thích các hoạt động Đoàn, Hội; Được tham gia, trải nghiệm và được chia sẻ thông tin thông qua những hoạt động này.
Trong gần 50 năm qua, NVHTN đã thu hút hàng chục triệu lượt thanh niên đến tham gia sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí.
Bạn Hoài Anh, cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Hồi còn là sinh viên, NVHTN là địa điểm thường xuyên lui tới của mình và nhóm bạn. Ở đây, mình từng tham gia nhiều nhóm, hội do Thành đoàn tổ chức. Các hoạt động đều mang đến những trải nghiệm thú vị, thực tế, ý nghĩa mà môi trường khác hiếm khi mang lại”.
NVHTN hiện đang là điểm cầu sinh hoạt của hơn 30 câu lạc bộ, đội, nhóm, thu hút hàng ngàn thành viên. Nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội, nhóm trải rộng trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là: Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ Thư pháp, Câu lạc bộ Ca sĩ trẻ, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử, Câu lạc bộ Thời trang thanh niên, Câu lạc bộ Võ thuật... Bên cạnh việc tổ chức hoạt động chuyên môn, sở thích, các câu lạc bộ, đội, nhóm NVHTN còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện và nhiều hoạt động xã hội khác.
Đặc biệt, với thế mạnh là đơn vị chuyên về hoạt động đào tạo và tổ chức sự kiện, trong những năm qua, nhiều sự kiện lớn, chuyên nghiệp đã được tổ chức tại đây. Có thể kể đến như: Lễ hội Áo dài, Lễ hội Văn hóa các nước, Liên hoan các nhóm nhảy quốc tế Hipfest, Triển lãm “Không ảnh đảo và bờ biển Việt Nam”, Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước”... Ngoài ra, đây còn là nơi thường xuyên được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị quan trọng của Trung ương và thành phố.
Từ khi thành lập cho đến nay, NVHTN vẫn giữ tôn chỉ mục đích là “điểm hẹn” cho giới trẻ thành phố tìm đến học tập, rèn luyện, giải trí, trải nghiệm những kiến thức mới và kết nối những người cùng lý tưởng. Đồng thời, nơi đây là “cánh tay phải” của Thành đoàn TP Hồ Chí Minh trong tập hợp lực lượng, nhất là giới trẻ và văn nghệ sĩ trẻ, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của thành phố, góp phần bồi dưỡng lớp thanh niên “vừa hồng vừa chuyên”.
Đúng như đồng chí Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc NVHTN từng chia sẻ tại buổi lễ khánh thành Không gian trẻ sáng tạo - Youth Space: “Nơi này sẽ giúp cho giới trẻ thành phố thực hiện những giấc mơ tương lai và để NVHTN thực sự là “Điểm hẹn tuổi trẻ”, đúng như kỳ vọng và tin yêu của bao cán bộ Đoàn, các bạn trẻ đã từng gắn bó và trưởng thành từ ngôi nhà mang tên “Nhà Văn hóa Thanh niên” này”.