Dưới đây là những kinh nghiệm đi du lịch singapore malaysia mà bất kỳ ai đi du lịch cũng phải quan tâm. Singapore vừa là tên của cả quốc gia và vừa là thủ đô của nước này, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hoa, sân bay quốc tế Changi, ở singapore hút thuốc lá, vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, không cho phép sẽ bị phạt rất nặng và thậm chí bị bỏ tù. Malaysia Thủ đô...
Dưới đây là những kinh nghiệm đi du lịch singapore malaysia mà bất kỳ ai đi du lịch cũng phải quan tâm. Singapore vừa là tên của cả quốc gia và vừa là thủ đô của nước này, ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hoa, sân bay quốc tế Changi, ở singapore hút thuốc lá, vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, không cho phép sẽ bị phạt rất nặng và thậm chí bị bỏ tù. Malaysia Thủ đô...
Dựa vào nội dung của tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, hãy xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) và tổ chức dạy minh họa với các yêu cầu sau đây:
- Kế hoạch bài dạy có thời lượng dạy học 01 tiết hoặc chủ đề dạy học có thời lượng nhiều hơn 1 tiết. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục.
- Kế hoạch bài dạy có cấu trúc vận dụng theo Công văn số 5512/BGDĐTGDTrH.
Sản phẩm nộp về cuộc thi theo hướng dẫn tại Công văn.
BÀI 4-5: ĐI BỘ, CÁCH ĐI XE ĐẠP, XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN
Môn học/Hoạt động giáo dục: AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI
- Các quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy, ô tô an toàn.
- Ghi nhớ và vận dụng được các quy tắc đi bộ an toàn.
- Nêu và vận dụng được các quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy, ô tô an toàn.
- Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện các quy tắc đi bộ an
toàn, ngồi sau xe đạp, xe máy và ngồi trong ô tô an toàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu. - Bảng phụ. - Phiếu học tập.
a) Mục tiêu: Tạo tính tò mò khám phá kiến thức trong học sinh.
b) Nội dung: Quan sát các hình ảnh sau
Bằng hiểu biết của bản thân, hãy nêu ý kiến của em về cách đi bộ hoặc ngồisau xe đạp, xe máy hoặc ngồi trong ô tô như thế có an toàn?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Cho học sinh quan sát hình ảnh(Trình chiếu, phát phiếu,…).
*) Thực hiện: Học sinh suy nghĩ độc lập.
- GV gọi lần lượt các hs, lên bảng trình bày câu trả lời của mình.
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: Hình thành được thói quen đi bộ như thế nào là an toàn.
b) Nội dung: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết cách đi bộ như thế nào là an toàn?
c) Sản phẩm: Trả lời của học sinh.
- Đi bộ trên hè phố và lề đường; đường không có hè phố và lề đường phải đi sát mép đường.
Nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Không đọc sách, nghe nhạc, xem phim khi tham gia giao thông.
- Đi buổi tối, nên mặc áo sáng màu hoặc áo phản quang để người tham gia giao thông dễ nhận ra.
Khi đi cùng bạn bè, cần nhắc nhở khi bạn có hành vi sai trái, không đảm bảo an toàn giao thông.
- Khi qua đường nơi có tín hiệu đèn giao thông hoặc nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường, cần dừng lại trên vỉa hè trước vạch kẻ đường, quan sát các xe đi hai phía. Khi tín hiệu đèn cho người đi bộ sáng màu xanh, nếu thấy an toàn, bước qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.
GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu câu hỏi cần giải quyết.
HS: Tiếp nhận thông tin từ giáo viên
- HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ.
- GV theo dõi, hỗ trợ , hướng dẫn các nhóm.
Đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác trình bày thắc mắc, lớp tập trung giải quyết các thắc mắc của mình.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.
2. Một số quy tắc ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn
a) Mục tiêu: Hình thành thói quen, nắm vững quy tắc ngồi sau xe đạp, xe đạp điện an toàn.
H1: Quan sát các hình ảnh sau đây, hãy cho biết những tư thế ngồi sau xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy nào an toàn và không an toàn? Vì sao?
Trên đây là một số nội dung nằm trong bộ giáo án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.
Sau đây là nội dung giáo án chuyên đề ngoại khóa an toàn giao thông dành cho học sinh THPT, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Bài 3: DỰ ĐOÁN VÀ PHÒNG TRÁNH NGUY HIỂM
- Xác định được các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Trình bày được cách phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Có kĩ năng phòng tránh các nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân và những người xung quanh luôn chú ý quan sát, dự đoán nguy hiểm và phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết, xác định được những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Có ý thức quan sát xung quanh khi tham gia giao thông, điều chỉnh các hành vi khi tham gia giao thông. Có khả năng dự đoán những rủi ro, những yếu tố bất ngờ khi tham gia giao thông để chủ động phòng tránh. Luôn kiểm soát tốc độ của bản thân khi tham gia giao thông.
Năng lực phát triển bản thân: Có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, những người xung quanh có ý thức chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông.
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện tốt các quy định của luật an toàn giao thông về dự đoán và phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu các tai nạn giao thông.
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng pháp luật; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử; không vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Trách nhiệm: Tự giác thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
II - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Tư liệu ảnh, video nguồn Internet
- Giáo án, máy tính, các video, tư liệu liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị các sản phẩm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Hs thể hiện khả năng vẽ tranh của mình, khả năng cảm nhận của mình về bức tranh, khả năng nói, giao tiếp của HS.
- HS bước đầu nhận biết được một số lỗi hay vi phạm của các bạn HS khi tham gia giao thông. Nhận biết được nguy hiểm có thể xẩy ra với bản thân khi không thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông.
b. Nội dung: Học sinh Nên lớp 11A điều hành:
Hs cho cô giáo và các bạn trong lớp quan sát bức tranh do mình vẽ.
Hs mời cô giáo cùng các bạn HS dưới lớp quan sát. Hs đặt câu hỏi gọi các bạn chia sẻ:
Câu 1: Cảm nhận của các bạn về bức tranh vẽ trên.
Câu 2: Là Hs khi tham gia giao thông bạn cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Bạn Nên nhận xét, dẫn dắt chuyển ý dẫn vào nội dung bài học và mời cô giáo tiếp tục bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông
a. Mục tiêu: HS biết được những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: HS xem video, kết hợp quan sát các hình ảnh trên màn chiếu, trả lời câu hỏi GV đưa ra.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
1.Tìm hiểu những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông
1.1. Tìm hiểu tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh về việc tham gia giao thông của một số người dân, chiếu đoạn video về vấn đề tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay- nguồn Internet. Gv yêu cầu HS theo dõi kết hợp với quan sát các hình ảnh Gv đưa ra- Hoạt động nhóm 4 Hs ( 2 bàn) - TG: 4p
? Hãy quan sát các bức ảnh và video trên, cho biết tình huống nào là nguy hiểm?
Gọi 1 số học sinh đại diện trình bày kết quả.
HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các HS.
Gv nhấn mạnh lại: Ảnh 1,2,4 và video là có nguy hiểm.
+ Ảnh 1: Đàn gia súc tràn ra đường gây khó khăn, nguy hiểm cho con người khi tham gia giao thông.
+ Ảnh 2: Chiếc xe container quá khổ quá tải chở những cuộn thép như muốn rơi khỏi xe bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.
+ Ảnh 3: Hình ảnh đẹp trong văn hóa giao thông tại một cổng trường học. Phụ huynh để xe ngay ngắn trước khi vào trường đón con.
+ Ảnh 4: Xe ô tô dừng ở đường cua, khuất tầm nhìn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau.
+ Video: Do gốc cua gấp, tầm nhìn bị che khuất, nơi giao thoa giữa quốc lộ với đường trục xã, do phóng nhanh nên gây ra tai nạn.
1.2. Xác định tình huống nguy hiểm.
? Quan sát lại các ảnh và video trên và cho biết đó là những tình huống nguy hiểm thuộc loại nào.
Đại diện HS chia sẻ, GV nhận xét.
Chốt nội dung: Những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông:
+ Do tầm nhìn bị che khuất bởi các chướng ngại vật tĩnh hoặc đang chuyển động, khiến người điều khiển phương tiện giao thông không quan sát được các phương tiện giao thông đi từ hướng khác cho nên không kịp thời phòng tránh.
+ Do những hành động bất ngờ dẫn đến việc người điều khiển xe không kịp phản ứng, gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.....
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dự đoán và phòng tránh nguy hiểm:
a. Mục tiêu: HS dự đoán được các tình huống nguy hiểm và biết được cách phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: HS nghiên cứu các tài liệu về luật an toàn giao thông đã chuẩn bị ở nhà, trả lời câu hỏi Gv đưa ra.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
- GV yêu cầu học sinh đọc, nghiên cứu tài liệu đã sưu tầm về luật An toàn giao thông về phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông đã chuẩn bị, trả lời câu hỏi- hoạt động nhóm 6 Hs- tg 3p
+ Khi tham gia giao thông, bản thân em và những người xung quanh có cần dự đoán và phòng tránh các nguy hiểm không? Vì sao.
+ Nêu các cách phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông?
Gọi 1 số học sinh đại diện trả lời.
HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: Cách dự đoán và phòng tránh nguy hiểm:
+ Luôn quan sát xung quanh để nhận biết các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông.
+ Luôn phán đoán rủi ro từ yếu tố bất ngờ để chủ động phòng tránh.
+ Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
+ Chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
+ Luôn kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết.- Gv mở rộng kiến thức tầm quan trọng của việc dự đoán được những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông để có cách phòng tránh an toàn. GV nhấn mạnh một số tình huống cụ thể và cách phòng tránh:
+ Tình huống 1: Gặp xe chuyển làn, chuyển hướng.