Dưới dây là danh sách chi tiết diện tích của các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, được sắp xếp theo thứ tự từ các nước có diện tích lớn nhất đến nước có diện tích nhỏ nhất.
Dưới dây là danh sách chi tiết diện tích của các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, được sắp xếp theo thứ tự từ các nước có diện tích lớn nhất đến nước có diện tích nhỏ nhất.
Canada là đất nước nằm ở cực bắc của lục địa Bắc Mỹ. Với địa giới giáp biển phía Bắc là Bắc Băng Dương, phía Tây là Thái Bình Dương, phía Đông là Đại Tây Dương, phía Tây Bắc là bang Alaska thuộc Mỹ, và phía Nam giáp với Mỹ.
Canada diện tích là 9.984.670 km², đồng nghĩa với việc nước này là quốc gia lớn nhất châu Mỹ và xếp thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Liên bang Nga. Đặc biệt, Canada cũng có bờ biển dài nhất thế giới, với tổng cộng 202.080 km đường bờ biển.
Mặc dù có diện tích rộng lớn, dân số của Canada hiện tại chỉ gần 37 triệu người, với mật độ dân số ước tính khoảng 4 người/km².
Ngoài việc hiểu rõ về diện tích Canada thì mọi người không thể bỏ qua yếu tố khí hậu. Khi nhắc đến Canada, chúng ta thường nghĩ ngay đến một đất nước Bắc Cực với tuyết trắng phủ trắng trời suốt cả năm. Tuy nhiên, thực tế về khí hậu của Canada vô cùng đa dạng. Hầu hết các vùng trên lãnh thổ đất nước này đều trải qua bốn mùa rõ rệt. Trong mùa hè, nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 35°C hoặc thậm chí cao hơn, trong khi mùa đông có thể xuống thấp đến -25°C. Còn mùa xuân và mùa thu, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thường ít hơn so với mùa hè và mùa đông.
Mùa hè ở Canada có thể khô nóng trên thảo nguyên, ẩm ướt ở vùng trung tâm và mát mẻ ở bờ biển. Mùa xuân thường dễ chịu, mùa thu mang đến không khí se lạnh và khắp nơi được tô điểm bởi màu đỏ đặc trưng của cây thông. Với mùa đông lạnh giá và tuyết rơi, Canada mang đến hình ảnh đặc trưng của mùa đông.
Diện tích Canada đứng thứ mấy thế giới? Diện tích Canada lớn thứ hai thế giới. Canada là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, xếp thứ hai sau Nga. Nhờ vào diện tích lớn cũng như ưu đãi tự nhiên, từ những năm đầu thế kỷ 15 cho đến nay, đây là quốc gia thu hút di dân đến từ các châu lục khác như: Âu, Á, Phi..
Tham khảo thêm: Canada thuộc châu nào?
Canada được chia thành 3 vùng lãnh thổ và 10 tỉnh, và có thể chia thành 5 vùng chính như sau:
Mỗi tỉnh và các bang của Canada đều có thủ phủ và cơ chế quản lý riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và đặc trưng độc đáo của từng đơn vị trong cấu trúc chính trị của Canada.
Northwest Territories (Thủ phủ: Yellowknife): Đây là vùng đất có diện tích Canada chiếm khoảng 3,4 triệu km vuông hay còn gọi là cực Bắc trên bản đồ Canada. Lãnh thổ được mệnh danh là vùng đất của mặt trời khuya với dân số khoảng 52.000 người, sống chủ yếu nghề khai thác mỏ.
Yukon (Thủ phủ: Whitehorse): Có diện tích Canada là 483.450 km vuông, nhưng dân số khoảng 28.000 người. Đặc điểm của Yukon nằm ở Bắc Cực, trải qua tháng mùa hè không thấy mặt trời.
Nunavut (Thủ phủ: Iqaluit): Diện tích là 2 triệu km vuông, có dân số là 25.000 người và có quyền tự trị về tài chính, giáo dục, kinh tế như các vùng lãnh thổ khác của Canada.
Nova Scotia (Thủ phủ: Halifax): Đây là một bán đảo với bốn mặt giáp biển. Nova Scotia phát triển kinh tế qua mối liên hệ với biển.
Saskatchewan (Thủ phủ: Regina): Đây là tỉnh có nghề trồng lúa và đồng cỏ nổi tiếng. Saskatchewan nằm ở phía Tây Canada giáp với nước Mỹ. Dân số: Khoảng 1 triệu người, 3% nhập cư.
Prince Edward Island (Thủ phủ: Charlottetown): Vùng đất này có khí hậu ôn hòa, đất đai tốt cho trồng hoa màu và canh tác. Prince Edward Island sử dụng một nửa diện tích Canada để canh tác nên còn gọi là tỉnh vườn. Cuộc sống ở đây thu hút người muốn có một cuộc sống yên bình, cũng như người nhập cư từ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
New Brunswick (Thủ phủ: Fredericton): Đặc điểm: Tỉnh ven biển, 35% dân nói tiếng Pháp.
Quebec (Thủ phủ: Ville de Quebec): Là tỉnh bang lớn nhất Canada có diện tích là 1.450.680 km vuông. Quebec nổi tiếng về lịch sử và văn hóa Úc, 82% dân nói tiếng Pháp.
Newfoundland (Thủ phủ: St. John’s): Nằm ở cực Đông, gồm Newfoundland và Labrador. Hiện tại dân số khoảng 670.000 người, phần lớn có hậu duệ từ Ireland và Anh Quốc.
Ontario (Thủ phủ: Toronto): Là tỉnh bang lớn thứ 2 Canada với diện tích Canada khoảng 1,1 triệu km vuông. Đây là mảnh đất rộng lớn với nền kinh tế phát triển và số dân hơn 10 triệu người. Đặc biệt, Toronto là thành phố lớn với kiến trúc độc đáo.
Alberta (Thủ phủ: Edmonton): Diện tích của nước Canada là 600.000 km vuông. Nổi tiếng về ngành nông nghiệp và cảnh quan núi non.
Manitoba (Thủ phủ: Winnipeg): Dân số hơn 1 triệu người, 60% sống ở Winnipeg. Và là trung tâm đa dạng sắc tộc, nền kinh tế nông nghiệp và quặng mỏ.
British Columbia: Nằm ở rỉnh có nhiều núi, duyên hải và cửa ngõ ra Thái Bình Dương. Nơi đây có khí hậu dễ chịu nên thu hút người định cư từ nhiều nơi khác và người nước ngoài đến định cư hàng năm.
Lưu ý, đối với những người định cư Canada thì cần phải biết rằng mỗi bang sẽ có một mã vùng số điện thoại khác nhau. Nên những người Việt mới định cư ở đất nước xứ sớ lá phòng này nên tham khảo thêm: Mã vùng điện thoại Canada là bao nhiêu?
Canada nổi tiếng toàn cầu với hệ thống rừng phong phú, động thực vật hoang dã đa dạng và sự quan tâm đặc biệt đến bảo vệ đất đai và tài nguyên nước. Đất nước này chứa đựng hơn 71.500 loài động thực vật hoang dã, chiếm khoảng 20% số lượng loài động thực vật tự nhiên trên thế giới và đóng góp 10% rừng, 25% đầm lầy, cũng như 7% hệ thống cung cấp nước sạch trên toàn cầu. Ngoài ra, Canada còn sở hữu bờ biển dài nhất trên thế giới, tạo ra một hệ thống đường bờ biển vô cùng ấn tượng.
Mặc dù diện tích rộng lớn, tuy nhiên, Canada lại có 80% dân số sinh sống tại các thị trấn và thành phố nằm ở vùng phía Nam của đất nước. Đáng chú ý, phần lớn dân số của Canada tập trung sống trong khoảng cách 250 km giáp biên giới với Mỹ.
Canada có tổng cộng 25 thành phố với dân số vượt quá 100.000 người, tuy nhiên, các thành phố này chỉ chiếm hơn 1% diện tích của Canada. Với dân số 31 triệu người, Canada đứng thứ 33 trên thế giới về mật độ dân số, trong số các quốc gia có dân số đông đúc.
XEM NGAY: Tin tức cuộc sống ở Canada của người Việt
Người dân Canada tỏ ra tôn trọng quyền bầu cử và quyền lựa chọn những người lãnh đạo cho đất nước của mình. Canada là một quốc gia theo chế độ dân chủ, điều đó có nghĩa là tất cả các công dân Canada đều có quyền thay đổi luật pháp và cách thức hoạt động của chính phủ ở mọi cấp độ.
Người dân Canada thể hiện quyền này bằng cách bỏ phiếu để chọn những đại diện pháp luật làm việc tại các cấp liên bang, tỉnh và lãnh thổ, cũng như các thành phố Canada.
Để bảo vệ quyền lợi, người dân Canada cũng có nghĩa vụ tuân thủ những quy định, bao gồm tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lợi và tự do của người khác. Một nghĩa vụ quan trọng khác mà người dân Canada phải thực hiện là ủng hộ chế độ dân chủ bằng cách tham gia bỏ phiếu trong mỗi cuộc bầu cử.
Người Canada nói tiếng gì? Vào năm 1971, Canada chính thức trở thành một quốc gia đa văn hóa khi chính phủ bắt đầu công nhận giá trị của tất cả người dân Canada, không phân biệt chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo. Đồng thời, chính phủ cũng công nhận giá trị của cộng đồng người thổ dân và xác định tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức và có giá trị bình đẳng.
Canada khuyến khích và thúc đẩy tinh thần đa văn hóa bằng cách khuyến khích tất cả người dân Canada tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì không phân biệt chủng tộc hay sắc tộc nên mọi người có quyền tham gia vào xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị với tư cách ngang bằng. Tất cả mọi người trên lãnh thổ Canada được coi là bình đẳng, và mọi người đều có quyền được lắng nghe. Những quyền này được bảo đảm trong Hiến pháp Canada và Hiến chương Canada về quyền lợi và tự do. Canada không chấp nhận sự kỳ thị hay bạo lực.
Mặc dù có những người nhập cư đến Canada mang theo thái độ căm thù hoặc kỳ thị chủng tộc hay sắc tộc, nhưng những hành vi này không được chấp nhận trong xã hội Canada. Mỗi người có quyền bảo vệ và duy trì văn hóa riêng của mình, và chúng ta phải tôn trọng điều đó.
Canada điều hành đất nước thông qua hệ thống luật pháp chặt chẽ. Luật pháp được tạo ra bởi chính phủ và được người dân lựa chọn. Nó áp dụng cho tất cả mọi người, bao gồm cả cảnh sát, thẩm phán, những nhà lãnh đạo chính trị và cả những người làm việc cho chính phủ.
Lý do chính cho việc Canada sử dụng hệ thống pháp luật là để đảm bảo sự ổn định xã hội và đảm bảo sự phát triển hòa bình cho cả đất nước. Điều này thể hiện giá trị và niềm tin của công dân vào xã hội Canada.
Ở Canada, nguyên tắc “vô tội cho đến khi chứng minh là có tội” được áp dụng. Hệ thống pháp luật được gọi là hệ thống công lý. Tất cả mọi người tại Canada, bất kể là công dân hay người tạm trú, đều được coi là bình đẳng trước pháp luật. Phụ nữ có quyền có công việc giống như nam giới và phải chịu trách nhiệm tương tự. Ở Canada, mọi người không được phân biệt đối xử trong việc tìm kiếm công việc tốt hơn dựa trên tên tuổi, tài sản, địa vị xã hội hay giới tính.
Dưới đây là một số quy định pháp luật quan trọng áp dụng cho gia đình: