Căn cứ theo Điều 390 và Điều 317 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 về hình thức cầm cố tài sản:
Căn cứ theo Điều 390 và Điều 317 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 về hình thức cầm cố tài sản:
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:
Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Theo đó, sổ tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm là một loại tài sản được hình thành thông qua việc cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi một khoản tiền nhàn rỗi vào tổ chức tín dụng để được hưởng một khoản lãi suất nhất định, loại tài sản này không bị loại trừ theo định nghĩa được trích dẫn trên.
Như vậy, sổ tiết kiệm hay tiền gửi tiết kiệm cũng được xem là một loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.