Cầu Mai Lĩnh Hà Đông

Cầu Mai Lĩnh Hà Đông

Cầu Mai Lĩnh là một cây cầu bắc qua sông Đáy trên Quốc lộ 6 tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam.[1]

Cầu Mai Lĩnh là một cây cầu bắc qua sông Đáy trên Quốc lộ 6 tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam.[1]

Mai Dịch, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Các địa điểm tại địa chỉ này (1)

139, Mai Dịch, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

(HNMO)- Với dự toán duy tu lên đến hơn hai tỷ đồng, sau khi hoàn thành, mọi người thường xuyên tham gia giao thông qua cầu Mai Lĩnh rất mừng vì cầu đã vững chắc và êm thuận hơn.

Dài cổ chờ duy tuCầu Mai Lĩnh (thuộc địa bàn quận Hà Đông) nằm trên quốc lộ 6 (tại km18), có chiều dài gần 200m; chiều rộng 8m. Cầu bắc qua sông Đáy và được coi là điểm “xung yếu” giúp cho tuyến quốc lộ 6 được thông suốt từ Thủ đô Hà Nội đến các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu... và ngược lại. Qua tìm hiểu được biết, Cầu Mai Lĩnh được thi công năm 1985; hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1986. Trước đây, cây cầu này do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, đến năm 2008, được bàn giao về Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Vào đầu tháng 6-2010, Báo Hànộimới đã có bài phản ánh về tình trạng hư hỏng nặng của cầu Mai Lĩnh. Tại thời điểm đó, “lớp nhựa átphan có đoạn bị bong thành từng mảng, dài tới 5m; kết cấu bê tông ở nhịp giữa cầu cũng bị vỡ, làm cho lớp khung sắt đứt, gãy, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Các xe trọng tải lớn khi đi trên cầu, đến đoạn này đều cho xe chạy rất chậm, gây ùn tắc. Không những thế, ở hai bên lề dành cho xe thô sơ, có nhiều ổ gà, ổ trâu, khiến người đi xe máy phải lấn sang phần đường dành cho xe ô tô nên rất dễ xảy ra tai nạn...” Trong khi đó, hàng ngày, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông qua cầu Mai Lĩnh rất đông. Mặc dù vậy, tình trạng kể trên vẫn kéo dài đến năm 2011. Thế rồi, trước thực trạng lưu lượng phương tiện giao thông qua cầu không giảm, nhất là xe tải trọng lớn gây rung lắc cầu, mặt cầu càng ngày càng bị bong tróc nhiều hơn, Ban Quản lý Dự án Duy tu Hạ tầng Giao thông (thuộc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đã tiến hành lập dự toán duy tu cầu Mai Lĩnh. Dự toán duy tu gồm các hạng mục: làm hệ thống rầm ngang bên dưới để gia cố, bóc lớp mặt và thảm lại, với tổng kinh phí hơn hai tỷ đồng. Công việc duy tu do Công ty CK Thăng Long đảm nhận. Đến tháng 12-2011, việc duy tu được thực hiện xong và trên thực tế không còn hiện tượng rung lắc cầu khi các phương tiện giao thông (kể cả xe tải trọng lớn) qua lại.Vừa dứt duy tu lại sửa chữaChỉ sau khoảng 2 tháng hoàn thành công việc duy tu, cầu Mai Lĩnh đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt buộc đơn vị quản lý và nhà thầu thi công phải bắt tay vào sửa chữa. Điều này khiến cho những người thường xuyên đi qua cầu Mai Lĩnh không khỏi thắc mắc, nghi ngờ về chất lượng thi công. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng vì “chạy” theo tiến độ, để kịp hoàn thành trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn nên chủ đầu tư “ép” nhà thầu rải thảm nhựa ngay cả khi trời mưa, đường chưa ráo nước dẫn đến mặt cầu bị rạn nứt?

Trao đổi với phóng viên Hànộimới về vấn đề trên, ông Lê Hữu Hồng, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Duy tu Hạ tầng Giao thông, khẳng định: Không có chuyện ép tiến độ hay chất lượng thi công không đảm bảo. Lý do của việc tiếp tục phải duy tu, sửa chữa chỉ sau khoảng hai tháng đưa vào sử dụng, theo ông Hồng, vào năm 2006, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành duy tu mặt cầu Mai Lĩnh theo công nghệ trải giấy dầu, sau đó đổ bê tông lên trên. Tuy nhiên, vừa qua, khi lập dự toán duy tu, chủ đầu tư căn cứ trên hồ sơ được bàn giao của đợt duy tu trước mà không tiến hành khảo sát kỹ lưỡng chất lượng thực tế, do đó mới đưa ra các hạng mục: làm hệ thống rầm ngang bên dưới để gia cố; bóc lớp mặt và thảm lại(?) Chỉ đến khi duy tu xong và đưa vào sử dụng một thời gian thì xảy ra sự cố cốt sắt giữa cầu bị đứt, gãy; bê tông bị vụn mới phát hiện ra vấn đề cốt lõi trong việc xử lý mặt cầu Mai Lĩnh nằm ở đâu. Bởi vậy, ngay sau khi phát hiện sự cố, đơn vị thi công duy tu- Công ty CK Thăng Long đã tiến hành xử lý bằng vữa Sika sau khi đã xử lý cốt sắt bị đứt, gãy và làm sạch lớp bê tông bị vụn. Ông Hồng cho biết thêm, toàn bộ kinh phí của đợt sửa chữa này do Công ty CK Thăng Long chi trả. Đơn vị thi công phấn đấu hoàn thành sửa chữa càng nhanh càng tốt. Đáng ghi nhận, tinh thần trách nhiệm của Công ty CK Thăng Long đã chịu mọi chi phí cho đợt duy tu cầu Mai Lĩnh lần này, mà không để ngân sách nhà nước phải chi trả. Song, điều đáng nói, năm 2011, khi lập dự toán duy tu, nếu chủ đầu tư tiến hành khảo sát kỹ thực tế chất lượng của cầu thay vì tin tưởng vào chất lượng trên hồ sơ thì đã không xảy sự việc đáng tiếc kể trên. Bởi trên thực tế, trong quá trình duy tu cầu Mai Lĩnh, mỗi ngày có đến hàng chục nghìn lượt ô tô, xe máy phải xếp hàng dài chờ qua cầu, không chỉ gây ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông mà còn lãng phí một lượng không nhỏ tiền của (nhiên liệu: xăng, dầu), thời gian của mọi người, của xã hội trong khi chờ đợi lưu thông.

Nhờ đào tạo nghề hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của xã hội nên trong năm học 2010-2011, trường Trung cấp Mai Lĩnh được Ngân hàng Thế giới tài trợ 300 suất học bổng toàn phần trị giá 160 USD/ năm/suất trong vòng 3 năm để giúp trường không ngừng đào tạo ra những lao động có tay nghề cao.  Câu chuyện vợ chồng trẻ Hồng Ân và Hoàng Giang sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Mai Lĩnh tại thành phố Đông Hà (Quảng Trị), chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng, đã có ngay việc làm với thu nhập 3 triệu đồng/ tháng/người, càng khẳng định quan niệm “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” của ông cha ta được trường này áp dụng rất triệt để, linh hoạt.  Hồng Ân và Hoàng Giang đều thi trượt đại học vào năm 2007. Tuy giấc mơ vào đại học của hai bạn bị khép lại song chưa phải là hết đường để tìm kiếm cho mình một cổng trường khác. Cả hai nộp hồ sơ vào trường Trung cấp Mai Lĩnh, xin học nghề. Thấm thoắt, hai năm học trôi qua thật nhanh. Khi Ân và Giang vừa tốt nghiệp thì một Công ty TNHH chuyên ngành điện tại Quảng Trị có nhu cầu tuyển dụng cùng lúc 30 công nhân có tay nghề. Vậy là cả hai em đều nộp hồ sơ dự tuyển và được gọi vào làm việc. Hôm gặp tôi, hai em khoe: “Nhờ được đào tạo bài bản, có tay nghề khá nên được ban giám đốc công ty tin tưởng, giao nhiều công việc quan trọng. Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc đến trường Trung cấp Mai Lĩnh, em rất đỗi tự hào.”

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân đang kiểm tra tiết học nghề điện công nghiệp-dân dụng của học sinh trường Mai Lĩnh.

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ trường Trung cấp Mai Lĩnh, cho biết: “Trường đào tạo các ngành, nghề như hạch toán kế toán, điện dân dụng và công nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh... nhằm trau dồi cho những người lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được những đòi hỏi kỹ năng trong công việc của các cơ quan, đơn vị, ngành, nghề trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi luôn có tôn chỉ đào tạo theo nhu cầu xã hội, chứ không đào tạo tràn lan theo kiểu tạo thêm áp lực giải quyết việc làm cho xã hội. ”  Theo bà Hồng Vân, đối tượng tuyển sinh của trường là các học sinh đã tốt nghiệp THPT, THBT và THCS. Xác định học sinh vào học nghề ở trường phần đông là con em lao động nông thôn nên trường có chính sách miễn, giảm học phí từ 10 đến 100% đối với học sinh con hộ nghèo, mồ côi, con TB-LS, con em đồng bào dân tộc.  “Chúng tôi quan niệm khi học sinh tốt nghiệp trung học không chỉ có một con đường duy nhất là phải vào đại học mới có thành công khi lập nghiệp. Yếu tố đam mê, chọn nghề phù hợp với sở trường và sống với nghề như là duyên nghiệp, sẽ giúp cho người lập nghiệp thành công. Chỉ một nghề, mà nghề cho ra nghề, nghề cho tinh, nhất nghệ tinh, cũng đã mang lại cuộc sống ổn định, thu nhập khá cho bản thân. Thực tế nhiều em sau khi tốt nghiệp ở trường đi làm đã chứng minh điều này”, bà Hồng Vân nói.  Cách đây mấy năm, khi khoá học ngành hạch toán kinh tế của trường tốt nghiệp, Công ty Thương mại Quảng Trị đã tuyển dụng hết vào làm trong các nhà máy. Học sinh ra trường, có tay nghề, tìm được việc làm ổn định, góp phần giúp xã hội vơi bớt gánh nặng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, doanh nghiệp khỏi mất công đào tạo lại lao động. Bà Hồng Vân cho biết, mới đây, có một công ty chuyên ngành điện về trường tuyển cùng lúc 48 lao động có tay nghề song khoá ấy nhà trường chỉ cung cấp được 36 em.  Để học sinh ra nghề sớm có việc làm, trường Mai Lĩnh phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị giới thiệu năng lực ngành, nghề học sinh cho các phiên giao dịch việc làm. Nhà trường bắt tay với các doanh nghiệp du lịch, điện, xây dựng...trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của họ để có kế hoạch đào tạo ngành, nghề phù hợp, kịp thời cung cấp cho thị trường lao động. Có nhiều chủ khách sạn đang lập dự án xây dựng, nhưng đã đến làm việc với trường để đăng ký tuyển dụng những em tốt nghiệp chuyên ngành du lịch về làm việc tại các khách sạn, hệ thống kinh doanh du lịch của họ.  Cô giáo Trần Thị Khánh Trang, dạy môn du lịch, cho biết: “Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp du lịch, đào tạo theo nhu cầu thực tế nên học sinh rất dễ hiểu và sau khi ra trường dễ bắt tay ngay vào làm việc. Dạy kỹ năng du lịch được tổ chức tại di tích, thắng cảnh càng làm cho học sinh thêm hứng thú với nghề. ”  Theo bà Hồng Vân, xã hội luôn yêu cầu người lao động không những biết nghề mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp. Người học bây giờ rất thực tế, nếu đào tạo không tốt, học sinh sẽ quay lưng. Để không ngừng nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, nhà trường rất chú trọng khâu thực hành, gửi học sinh về các công ty, doanh nghiệp xin được thực tập, lăn lộn với thực tế để đúc rút kinh nghiệm làm việc. Nhờ vậy, nhiều học sinh của trường dù chưa tốt nghiệp nhưng đã đi làm thêm ngoài kiếm được khá nhiều tiền.  “Từ người thợ sửa xe hơi, thợ thủ công cho đến những ông chủ nhà hàng, khách sạn...trong số họ có rất nhiều người không học đại học, chỉ có học nghề. Tôi luôn động viên học sinh của mình cần trang bị kiến thức, kỹ năng ngành nghề tốt, các em sẽ sớm tạo dựng được cuộc sống của mình một cách tự chủ”, bà Hồng Vân cho biết. Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp, nếu muốn học lên đại học, nhà trường cũng đã và đang mở các lớp liên thông lên đại học chính quy, làm như vậy học sinh lợi được đôi đường.                                                        Bài, ảnh: LÂM QUANG HUY

Lưu lượng phương tiện giao thông gia tăng nhanh chóng, nhu cầu người dân di chuyển nhiều trong khi đó cầu khá hẹp dẫn đến giao thông thường xuyên ùn tắc.

Được biết, cây cầu này được thi công năm 1985, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1986. Trước đây, cây cầu này do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, đến năm 2008 được bàn giao về Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Cầu hiện xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển đô thị.

Buổi sáng sớm và chiều tối, khi lưu lượng phương tiện di chuyển tăng thì cảnh tắc đường xảy ra thường xuyên.

Dù được tu sửa nhiều lần nhưng bề mặt cầu hẹp nên tình trạng ùn tắc ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Dòng phương tiện ô tô, xe máy nối đuôi nhau nhích từng mét vào giờ cao điểm.

Theo người dân cho biết, cách duy nhất để khắc phục tình trạng trên là thiết kế xây dựng cầu mới.

Nhiều người phải mất từ 15 - 20 phút mới có thể di chuyển qua "điểm đen" này.

Dòng phương tiện nối đuôi nhau dài hàng trăm mét qua cầu.

Buổi sáng ùn tắc từ phía Tây Bắc về Hà Nội, chiều ùn hướng từ nội thành về.

Nhiều thời điểm ùn tắc khiến người dân chỉ còn cách "chôn chân" tại chỗ.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm khoảng 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ đáp ứng 60% nhu cầu, trong đó chỉ có 12% đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ